Cách Chơi Bài Chòi – Nghệ Thuật Dân Gian Miền Trung Việt Nam

Cách chơi bài chòi ở mỗi vùng sẽ có sự khác nhau, song vẫn giữ được những nét độc đáo cốt lõi của loại hình nghệ thuật dân gian này. Có thể bạn chưa biết thì bài chòi từ lâu đã được coi là một sản phẩm văn hóa độc đáo của người dân miền Nam Trung Bộ. Qua bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về luật chơi, cách chơi tại mỗi vùng.

Lễ hội bài chòi ở miền Trung
Lễ hội bài chòi ở miền Trung

Bài chòi là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách chơi bài chòi như thế nào, các bạn cần biết trò chơi này là gì? Bài chòi không chỉ là một trò chơi dân gian mỗi dịp Tết đến xuân về, đây còn là loại hình nghệ thuật diễn xướng mang đậm tính sáng tạo và ngẫu hứng. 

Bài chòi không mang tính chất ăn thua, hên xui may rủi, mà chỉ đơn giản là hình thức giải trí đối đáp vui xuân.Người ta đến chơi bài chòi cốt để thưởng thức những giọng hô, câu hát, tài ứng đối và đặc biệt là lối diễn trò của “Hiệu” (người hô, hát chính).

Cách chơi bài chòi

Tùy vào văn hóa mỗi vùng mà sẽ có những thay đổi khác nhau trong cách chơi. Nhưng không vì thế mà làm mất đi nét độc đáo cốt yếu của trò chơi. Sau đây sẽ là cách chơi bài chòi được sử dụng ở nhiều nơi.

Chuẩn bị trước khi chơi

Cách thức chơi bài chòi không phải là quá phức tạp, tuy nhiên để chơi được, trước hết người ta phải chuẩn bị kỹ mọi thứ. Đầu tiên, dựng 9 hoặc 11 cái chòi làm bằng tre, nứa, lớp tranh, được xếp theo hình chữ U hoặc chữ V tùy theo từng khu vực. Những chòi này sẽ được chia làm 2 bên, mỗi bên khoảng chòi, độ cao của chòi từ 2 -3m, rộng vừa đủ với sức chứa tầm 3 người. 

Chòi nằm ở đáy chữ U hoặc chữ V thì gọi là chòi cái (chòi mẹ), nơi đây dành riêng cho những người có địa vị và uy tín trong vùng muốn tham gia chơi, hoặc cũng có thể dành cho cặp vợ chồng mới cưới. Và không thể không nhắc tới người dẫn dắt cuộc chơi, được gọi là các anh/chị Hiệu.

Trước chỗ Hiệu đứng hô bài sẽ đặt một ống đựng bài. Ống Này được làm từ một khúc tre lớn, rỗng ruột, cắm hờ trên một cái cột cố định sao cho ống bài vẫn có thể lúc lắc được. Ống bài bên trong sẽ đựng 27 thẻ bài, đầu thẻ nằm phía trong ống, phần chân lộ ra ngoài và đặt cao hơn tầm mắt. 

Cái thẻ bài chòi
Cái thẻ bài chòi

Các thẻ bài này được làm bằng tre, phần đầu bè ra để dán lá bài, phần chân gọt nhỏ, vót nhọn, được nhuộm nửa xanh nửa đỏ giống hệt nhau.

Cách chơi bài chơi

Cụ thể cách thức chơi bài như sau:

Phát bài

Cánh đánh bài chòi sẽ diễn ra như sau, trước tiên một hồi trống chầu sẽ vang lên, tùy nơi sẽ có thêm dàn nhạc phục họa, báo hiệu cuộc chơi bắt đầu. Tiếp đến, những người chơi sẽ về chòi đã được ban tổ chức sắp xếp đước đó. Lúc này, Ban Hiệu sẽ ra sân, thường sẽ mặc áo dài đen, đội khăn đóng, thắt lưng dây đỏ, có khi hóa trang như đào kép. Các Hiệu sẽ bưng khay đến từng chòi để thu tiền và phát bài cho người chơi.

Người chơi sẽ nhận bài, ghim bài đó lên bó rơm hay khúc chuối đã được chuẩn bị sẵn trong chòi. Sau khi phát bài, nhận bài xong, Hiệu sẽ di chuyển đến rạp cái và hô lớn “Phát bài đã đủ cho Hiệu tính tiền”. Để đáp lại lời Hiệu, người điều khiển sẽ đáp lại bằng ba tiếng trống chầu. 

Rút bài

Khi trống lệnh đã vang lên, Hiệu sẽ ôm lấy ống đựng thẻ bài và lắc mạnh, thật nhiều lần. Khi mà các thẻ bài đã được trộn lẫn, Hiệu sẽ rút một con bài.

Đọc tên lá bài

Lúc này mọi người sẽ chờ đợi tên con bài đang trong tay Hiệu. Để tăng độ hồi hộp, kịch tích, tiếng trống sẽ vang lên dồn dập, liên hội, kích thích sự tò mò của người chơi. Không để mọi người chờ quá lâu, Hiệu sẽ cất giọng đọc tên con bài, tuy nhiên không đọc theo cách bình thường mà sẽ dẫn bằng hai câu thơ lục bát. Đây là điểm cực kỳ thu hút trong cách chơi bài chòi so với những trò chơi dân gian khác.

Ban Hiệu trong trò chơi bài chòi
Ban Hiệu trong trò chơi bài chòi

Chẳng hạn như tên thẻ bài là Ngũ Trượt, Hiệu sẽ hô:

“Trời mưa làm ướt sân đình

Anh đi cho khéo trượt ình xuống đấy

Trợt quơi (ơi), Ngũ Trợt!”

Lập tức, chòi nào có lá bài trùng với tên bài mà Hiệu đã đọc sẽ đáp lại bằng ba tiếng mõ “cốc, cốc, cốc”. Nếu là chòi cái trúng thì đánh ba tiếng “tum, tum tum”. Ban Hiệu sẽ cho người đem thẻ bài này tới chòi trúng. Sau đó, Hiệu tiếp tục lắc ống để rút con bài khác, cũng theo thủ tục đã tiến hành trước đó. 

Tìm người chiến thắng (tới bài)

Ống bài chưa 27 thẻ bài sẽ vơi dần sau mỗi lần rút, cho đến khi có chòi nào đó trúng được ba lần, tức là bài đã tới, và ván bài sẽ chấm dứt tại đó. Khi người chơi đã trúng được ba lần thì phải báo hiệu bằng một tiếng mõ dài, có đối với chòi trung ương thì báo một hồi trống dài. Lúc này, một hồi trống chầu ở rạp ban tổ chức sẽ vang lên, thông báo kết thúc một ván bài. 

Đối với những người chưa bao giờ tìm hiểu cách chơi bài chòi thì chắc chắn sẽ không hiểu ý nghĩa của những tiếng trống, tiếng mõ đó.

Người chơi chiến thắng mỗi lượt
Người chơi chiến thắng mỗi lượt

Thật tế sẽ có nhiều cách thức chơi bài chòi khác nhau ở mỗi vùng miền để phù hợp với văn hóa địa phương ở nơi đó, nhưng trên đây là một trong những cách chơi phổ biến và thông dụng nhất tại các tỉnh miền Trung nước ta.

Kết luận

Hình thức chơi bài chòi này không chỉ đơn thuần là một sân chơi mà còn là một loại hình nghệ thuật trình diễn các làn điệu dân ca đặc trưng vùng miền. Hiện nay, nó đã được sân khấu hóa để tiếp cận dễ dàng hơn với người dân cả nước. Hy vọng bài viết trên 12bet đã giúp các bạn phần nào hiểu rõ được cách chơi trò chơi bài chòi này, để cảm nhận sâu sắc nét văn hóa độc đáo của nó.